top of page
Save Extra Logo
Seasonal Sales
Cách tiết kiệm khi mua sắm online

Đăng nhập Save Extra trước để nhận hoàn tiền khi mua sắm online!

Thủy Trần

12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

Đã cập nhật: 8 thg 5, 2023

Làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu của chị em phái đẹp, cũng giống như việc sở hữu một mái tóc bồng bềnh, một bộ cánh xinh đẹp thì việc có một bộ móng xinh xắn là phần không thể thiếu với chị em. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng nhiều người sử dụng những phương pháp chăm sóc móng sai dẫn đến bộ móng của họ không được đẹp và không khoẻ mạnh.


Cùng Save Extra tìm hiểu ngay bí quyết chăm sóc móng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chăm sóc móng: Bạn không nên cắt vào phần biểu bì của da

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay nhưng không nên cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng. Sở dĩ như vậy là vì các lớp biểu bì này chính là rào cản tự nhiên để ngăn các loại nấm và vi khuẩn xâm hại vào da. Cắt đi lớp biểu bì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ cũng mất đi.


Điều này không chỉ làm cho lớp biểu bì trông tồi tệ hơn, khiến chúng bị đỏ, sưng và thậm chí là bị nát. Đồng thời còn khiến cho việc làm móng tay bị nhiễm trùng và gây cảm giác khó chịu, từ đó có thể dẫn tới tổn thương móng tay vĩnh viễn. Ngoài ra bạn nên dùng giũa móng để cho móng gọn gàng hơn.

2. Chăm sóc móng: Hãy cân nhắc kĩ trước khi sử dụng chất làm cứng móng tay

Các chuyên gia khuyến cáo rằng các sản phẩm làm cứng móng tay vẫn chưa được nghiên cứu lâm sàng, vì vậy hầu hết các sản phẩm này không được khoa học khuyến khích sử dụng. Trừ khi móng tay của bạn đặc biệt yếu và mong manh thì bạn mới cần sử dụng đến các chất này. Tuy nhiên, sử dụng chất làm cứng móng tay hầu hết đều không đem lại lợi ích. Tốt nhất, để giữ cho móng tay khỏi bị tác động thì bạn nên tránh bất cứ điều gì mà làm móng tay giòn và dễ bị tổn thương.


cham-soc-mong-can-nhac-su-dung-chat-lam-cung-mong
Chăm sóc móng: cân nhắc sử dụng chất làm cứng móng

3. Chăm sóc móng: Đừng quên dưỡng ẩm cho móng và lớp biểu bì

Một trong những cách chăm sóc móng hiệu quả là bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm cho móng tay. Tuy rằng có rất ít dữ liệu y khoa cho thấy việc giữ ẩm móng sẽ giúp móng mọc dài nhưng trên thực tế, việc dưỡng ẩm cho móng thực sự có thể giúp cải thiện lớp biểu bì xung quanh móng, đồng thời giúp móng tay không bị dễ gãy do thiếu độ ẩm. Nếu móng tay của bạn dễ bị gãy thì đây có thể là dấu hiệu móng cần được cung cấp độ ẩm.

Vì thế, bạn cần hăm sóc móng bằng cách bôi kem dưỡng xung quanh lớp biểu bì. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho toàn bộ móng tay, mà còn làm giảm tỷ lệ sứt mẻ, nứt, và chia tách móng.

4. Chăm sóc móng: Bổ sung dưỡng chất biotin

Theo một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung biotin (1 loại vitamin nhóm B) giúp tăng độ dày của móng tay và đồng thời cũng giúp móng khỏe, không bị giòn, dễ gãy. Trong một nghiên cứu ở Đức, đánh giá trên 45 người gặp vấn đề nghiêm trọng về móng tay thì kết quả cho thấy nếu họ sử dụng 2,5 mg biotin hàng ngày trong vài tháng thì có đến 91% trường hợp trong số đó có chuyển biến rõ rệt, giúp cải thiện sức khỏe móng tay đáng kể.

Một số sản phẩm làm móng cũng chứa silicon và các chất bổ sung MSM (Methyl Sulfonyl Methane, một hình thức hữu cơ của lưu huỳnh). Hai chất dinh dưỡng này có liên quan mật thiết đến sức khỏe móng tay.

Có những loại thực phẩm giàu biotin như gạo nguyên cám, trứng, súp lơ, quả bơ, vốn không khó để tìm mua trên thị trường. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung chúng vào khẩu phần ăn nhằm hỗ trợ chăm sóc móng tay của bạn thêm chắc khỏe?

5. Chăm sóc móng: Hạn chế đi cắt sửa và làm móng

Thật khó để hội chị em bỏ qua cơ hội được sở hữu những bộ móng được sơn sửa cầu kỳ sang trọng, hay bắt họ không được nuông chiều móng chân hoặc móng tay của mình nữa. Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy những người phụ nữ có niềm đam mê làm móng thường có bộ móng giòn, dễ bị khô và gãy mỏng nhiều nhất. Các bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc với nhiều hóa chất và các thành phần độc hại hơn có thể được xem là nguyên nhân của việc này.

Các chuyên gia cho biết thêm những chị em phụ nữ thường xuyên cắt sửa móng tay cũng dễ bị nhiễm trùng móng mãn tính. Bằng chứng là móng tay của họ thường sưng húp, còn khu vực quanh móng bị đỏ ửng. Khi bạn nhìn vào những ngón tay và khu vực xung quanh móng tay, nếu thấy chúng khá bằng phẳng thì bạn có thể yên tâm vì bạn đang có một bộ móng khá khỏe mạnh rồi đấy. Tuy nhiên, nếu nó sưng húp và không bằng phẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng móng mãn tính.

6. Chăm sóc móng: Tránh các chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone

Có một loại sản phẩm mà tất cả các bác sĩ da liễu đều khuyên bạn nên tránh sử dụng để bảo vệ móng tay không bị giòn và dễ gãy là chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone. Acetone còn được gọi là Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde – một hóa chất rất thông dụng trong nghề làm móng. Ảnh hưởng của hóa chất này có thể làm mỏng móng và khiến chúng trở nên giòn, dễ gãy hơn.


cham-soc-mong-tranh-chat-tay-chua-hoa-chat
Chăm sóc móng: Tránh chất tẩy chứa hoá chất

7. Chăm sóc móng: Tránh sử dụng các loại giũa móng quá nhám và thô

Những loại giũa móng nhám cũ rích thực sự không phù hợp đối với móng tay. Các loại dụng cụ này có thể gây ra các vết nứt nhỏ, thậm chí làm gãy móng hoặc nghiêm trọng hơn. Thay vì sử dụng những loại giũa móng quá nhám và thô như vậy, các bạn nên chọn những loại móng tay nhẹ nhàng, mịn và bớt thô nhám hơn. Bên cạnh đó, bạn nên giũa móng theo một hướng duy nhất, giũa từ từ và đều đặn để làm giảm nguy cơ gây tổn thương và làm gãy móng.

8. Chăm sóc móng: Tránh rửa tay quá nhiều và hạn chế tiếp xúc với hóa chất làm sạch

Việc rửa tay quá nhiều có thể sẽ tàn phá móng tay của bạn. Nếu bạn đang làm một công việc bắt buộc phải thường xuyên rửa tay thì bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm càng nhiều càng tốt. Đồng thời, bạn có thể bôi kem quanh lớp biểu bì nhiều lần trong ngày.

Khi làm việc nhà hoặc giặt đồ, để giảm thiểu tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh gây hại cho móng như nước rửa chén hay bột giặt, đeo găng tay cao su bất cứ khi nào là cách chăm sóc móng mà bạn nên thực hiện.

9. Chăm sóc móng: Cân nhắc trước khi thay đổi loại dầu gội

Hầu hết các loại dầu gội mà bạn đang sử dụng có thể phù hợp với mái tóc bạn, nhưng có thể sẽ không phù hợp với móng tay của bạn. Các chuyên gia cho rằng điều này đặc biệt đúng với những loại dầu gội chứa chất tẩy rửa, hoặc những loại dầu gội dành cho người có mái tóc dầu, được thiết kế để tách chất béo và các loại dầu tự nhiên khác từ da đầu.


Nếu móng tay của bạn rất khô và bạn đang sử dụng bất kỳ sản phẩm dầu gội đầu nào có tác dụng kiềm dầu trên da đầu thì đó cũng có thể là nguyên nhân làm móng tay của bạn bị khô giòn.

10. Chăm sóc móng: Hạn chế thường xuyên gắn móng giả làm dài móng

Tất cả các chuyên gia đều nói rằng, nhìn chung, các phần móng tay gắn giả để làm dài móng đều không tốt cho bộ móng của bạn. Nguyên nhân là vì chúng thường dẫn đến nhiễm nấm hoặc thậm chí là vi khuẩn, từ đó có thể khiến móng bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu bạn bắt buộc phải gắn phần móng giả thì chỉ nên gắn cho phần đầu móng. Việc này tất nhiên vẫn có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của móng, nhưng khả năng gây hại sẽ ít hơn vì diện tích bề mặt bao phủ cũng nhỏ hơn.

cham-soc-mong-han-che-gan-mong-gia
Chăm sóc móng: Hạn chế gắn móng giả

11. Chăm sóc móng: Đừng quên chăm sóc móng chân

Với tất cả các mẹo áp dụng cho móng tay ở trên, bạn cũng có thể áp dụng cho cả móng chân của mình. Bởi vì bàn chân thường xuyên phải đi giày – một môi trường tối và ẩm, chính vì vậy, các loại nấm sẽ có điều kiện phát triển dễ dàng hơn.


Các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn thường xuyên chăm sóc móng chân, bạn nên sử dụng dụng cụ làm móng của riêng bạn và không bao giờ làm tổn thương đến phần dưới móng hoặc xung quanh các lớp biểu bì. Hơn nữa, cắt móng chân ở 2 góc – thay vì để móng thẳng – sẽ làm tăng nguy cơ khiến móng chân mọc vào da, có thể gây đau đớn và đôi khi phát triển thành nhiễm khuẩn.


12. Chăm sóc móng: Theo dõi tình trạng móng

Học viện Da liễu Mỹ khuyên rằng bạn nên chú ý đến tình trạng móng tay của mình và chăm sóc móng tay thường xuyên bởi đôi khi chúng có thể phản ánh một vấn đề về sức khỏe tổng thể nào đó của bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu sức khỏe dựa trên dấu hiện móng tay của bạn:

  • Móng tay trắng: bệnh gan;

  • Móng tay một nửa hồng một nửa màu trắng: bệnh thận;

  • Móng tay vàng và dày lên làm chậm tốc độ tăng trưởng lại: bệnh phổi;

  • Móng tay nhợt nhạt: thiếu máu;

  • Móng tay nhuốm vàng: bệnh tiểu đường.

Khi phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào trên móng tay hay nghi ngờ vấn đề sức khỏe của mình, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để được chẩn đoán một cách chính xác.

Nếu có thể, bạn nên tránh sử dụng các phương pháp gắn móng giả làm dài móng càng nhiều càng tốt, đồng thời dành thời gian chăm sóc bộ móng của mình nhiều hơn.

Đôi bàn tay đẹp với bộ móng chắc khỏe hoàn hảo cần có các biện pháp giữ gìn, chăm sóc móng cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho móng.


cham-soc-mong-theo-doi-tinh-trang-mong
Chăm sóc móng: Theo dõi tình trạng móng

Nếu bạn là một cô nàng đam mê làm móng chính hiệu, để giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra thì tốt nhất bạn nên có bộ dụng cụ làm móng của riêng mình. Cho dù là bạn có tới salon hay tiệm làm móng nào thì cũng đừng quên mang theo chúng nhé.


Điều này chắc chắn sẽ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng và giúp bạn có một bộ móng khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Khoẻ Đẹp để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

chăm sóc móng

Save Extra Blog
bottom of page